Những món ăn đồng quê

Những món ăn đồng quê

Những món ăn đồng quê

Quá khứ là một thứ nước chấm kỳ diệu. Bất cứ món ăn mặn nhạt gì nhúng qua thứ nước chấm vô hình này cũng đều lên hương tha thiết. Ngay các thức dân dã đồng quê nơi xóm mạc ta xưa trong nỗi nhớ người đi cũng lung linh tựa sơn hào hải vị…

Những món ăn đồng quê thường rất thơm ngon, độc đáo luôn mang đến một hương vị thân thương cho nền ẩm thực Việt. Trong khoảng thời gian kinh tế và đất nước đang ngày càng phát triển như hiện nay, có vô vàn món ăn hấp dẫn mới được sáng tạo nên hay những món ăn từ nước ngoài đang dần phổ biến hơn nhưng chỉ khi thưởng thức những món ăn dân dã miền quê, những món ăn tuổi thơ mới cảm nhận được hết cái tình của người dân đất Việt.

Hãy cùng chuyện mục vào bếp cùng Gusto điểm danh những món ăn đồng quê của mọi miền đất nước nhé !

1. Cá rô đồng chiên giòn

Cá rô đồng có khắp các vùng quê, sinh sản chủ yếu trong khoảng tháng 5 tới tháng 7 nên giai đoạn này này thịt cá ngọt thơm nhất. Món cá rô đồng chiên giòn đơn giản nhưng nay trở thành đặc sản được nhiều người dân thành thị yêu thích.

Cá rô đồng sơ chế đơn giản, chỉ cần xóc chút muối, rượu trắng khử mùi, tẩy nhớt, rửa sạch, thấm khô.

Dùng mỡ lợn chiên cá rô đồng là ngon nhất. Chú ý kỹ thuật canh nhiệt để không bị dính chảo. Ban đầu bật bếp đun cho chảo nóng dần rồi cho mỡ lợn hoặc dầu ăn vào. Dùng đầu đũa thăm dầu thấy sủi tăm là đạt độ nóng. Chia cá rô đồng thành từng mẻ cho vào chiên. Chú ý giữ nguyên để một mặt cá vàng giòn. Sau đó, mới trở lật, chiên mặt còn lại. Khi cá vàng giòn đều hai mặt, thơm lừng vớt ra để giấy thấm dầu. Nếu muốn giòn rụm hơn chiên cá 2 lần lửa.

Tùy theo khẩu vị mỗi nơi mà có cách làm nước chấm khác nhau. Đơn giản nhất là chấm nước mắm nhĩ dằm vài quả ớt hiểm, cầu kỳ hơn thì giã nát gừng tỏi ớt rồi thêm mắm, đường làm mắm gừng hoặc chấm với nước mắm ngâm sấu ớt, tỏi theo cách người Hà Nội.

2. Rạm chiên lá lốt

Vào tháng 5, 6 khi những đọn phù sa dâng lên ngập các bãi cói cũng là lúc rạm trổ lông xòe càng vượt dòng, ngược ra đại dương để sinh sản. Vì thế rạm lúc này tươi rói, mập mạp, thịt ngọt béo. Rạm chiên lá lốt giòn thơm, vị chua mặn cay nổi lên kích thích vị giác. Món này ăn chơi, nhậu lai rai hay ăn cùng cơm trắng, canh rạm nấu rau đay đều đưa miệng.

Rạm mua về, rửa sạch rồi tách mai, bóc bỏ yếm. Phần gạch rạm ở mai khều ra để riêng. Phần thịt rạm rửa sạch, nếu con nhỏ để nguyên, con to cắt bớt chân giã nấu canh.

Lá lốt, tía tô rửa sạch, vẩy ráo nước, thái sợi dài nhỏ. Hành khô, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Mẻ lọc mịn, mẻ vừa tạo vị chua thanh cho món ăn, vừa giúp khử tanh hiệu quả.

Chiên lá lốt, tía tô: Để giúp việc chiên không bị bắn dầu cho lá lốt, tía tô vào áp chảo để cho rút bớt nước rồi lấy ra. Đun nóng mỡ lợn hoặc dầu ăn, cho lá lốt, tía tô vào chiên giòn, vớt ra.

Dùng dầu đã chiên lá lốt, tía tô để chiên rạm. Chia rạm thành từng mẻ, cho vào chiên vàng giòn các mặt. Vớt rạm ra để vào giấy thấm dầu.

Phi thơm hành, tỏi rồi trút gạch rạm đỏ au cùng mẻ vào đảo đều ở lửa nhỏ. Nêm chút gia vị cho đậm đà.Trút rạm chiên vào đảo đều cho thấm vị các mặt và màu vàng bắt mắt. Cuối cùng thêm lá lốt, tía tô chiên giòn là được.

3. Canh bồng khoai nấu ốc

Thuở trước, canh bồng khoai từng là món ăn chống đói thay cơm của nhà nghèo nhiều tỉnh thành miền Bắc nhưng nay lại là món ngon được người thành phố săn lùng. Bồng khoai nấu được nhiều món canh như xương, thịt, cá, đậu phụ… nhưng hợp duyên nhất lại với ốc, tôm tép ruộng đồng.

Bồng khoai mua về đem tước xơ và bẻ khúc ngắn, tước tới đâu ngâm vào thau nước muối loãng tới đó. Kinh nghiệm dân gian cho rằng không được dùng dao cắt bồng khoai, khi nấu cũng không được dùng đũa gắp hay khuấy nhiều lần làm bị ngứa lúc ăn.

Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Hành khô thái lát. Các loại rau thơm (hành lá, tía tô, lá lốt, rau ngổ…) thái rối. Để tạo vị chua cho canh bồng khoai dùng mẻ, me, sấu hoặc quả chay đều được.

Ốc ngâm rửa sạch rồi đem luộc cho bong mày, vớt ra khều lấy ruột rửa sạch. Nước luộc ốc lọc lấy phần trong. Ngó khoai cũng đem luộc sơ cho bớt ngứa và tẩy mùi bùn.

Phi thơm hành khô, trút ốc vào xào sơ, nêm chút gia vị. Tiếp tục cho cà chua, bồng khoai vào xào cùng. Sau đó, cho nước luộc ốc, mẻ, nêm lại gia vị, chút mắm tôm cho dậy mùi đặc trưng. Tùy theo khẩu vị mà nấu mềm hoặc có người nấu nhừ, có người đánh nát chan cơm ”để vào môi là trôi đến ruột”. Cuối cùng cho rau gia vị (lá lốt, tía tô, hành, ngổ) cùng vài lát ớt vào rồi múc ra thưởng thức.

4. Tép đồng rang ba chỉ

Tép đồng khô giòn, vỏ màu nâu đỏ quyện với thịt ba chỉ xém cạnh béo ngậy, đậm vị mặn ngọt. Món này ăn cùng rau luộc, cà muối là đủ đầy cho bữa cơm chiều hè tròn vị.

Tép đồng mua về cắt bỏ râu, ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch, để ráo nước. Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Hành khô thái lát. Lá chanh thái chỉ, lá chanh giúp món ăn dậy mùi thơm đặc trưng. Ớt thái lát (tùy chọn).

Đun nóng chảo, cho thịt ba chỉ vào đảo đều cho tới khi xém cạnh và ra bớt mỡ, múc ra để riêng. Cho tép đồng vào chảo, đảo đều cho tới khi tôm ráo nước và vỏ chuyển màu hồng đỏ.

Trút phần thịt ba chỉ đã rang vào chảo tôm tiếp tục đảo đều cho mỡ tươm quyện vào tôm. Khi ráo hẳn nước nêm đường, mắm cho vừa miệng rồi đảo cho lên màu hổ phách đẹp mắt và tép giòn. Cuối cùng thêm lá chanh thái chỉ, ớt và rắc chút hạt tiêu cho dậy mùi thơm là được.

Chú ý: Không ướp mắm, muối với tép đồng và thịt ba chỉ vì khi rang lần 1 vị mặn làm thực phẩm tiết ra nước lâu khô. Với món tép đồng rang ba chỉ miền Bắc thường cho hành khô, lá chanh. Với món tép ram thịt ba rọi miền Nam gia vị đặc trưng là tỏi và hành lá. Tùy theo khẩu vị mà điều chỉnh cho phù hợp. Tép đồng và thịt ba chỉ nên rang 2 lần lửa sẽ giúp món ăn lên màu đẹp mắt.

5. Cá diếc kho khế

Cá diếc kho màu vàng nhạt, kho lâu nhừ ăn được cả xương thấm trọn vị chua từ khế. Trứng cá mềm dẻo, béo ngậy. Vị tương bần hòa cùng mùi thơm từ lá nghệ cứ vương vấn mãi.

Cá diếc sơ chế sạch, giữ lại trứng. Tùy theo khẩu vị mà giữ lại hoặc đánh vẩy. Xóc cá với chút muối hạt, nước cốt chanh khử tanh, rửa sạch, để ráo nước. Ướp cá với 1 thìa canh muối hạt trước để cá săn và đậm vị hơn.

Khế chua rửa sạch, cắt bỏ viền múi, thái hình ngôi sao. Thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn. Ớt khô rửa sạch. Lá nghệ tăng mùi thơm cho cá kho sau khi hoàn tất. Hành khô giữ lại vỏ khi kho vừa dùng lót đáy nồi, vừa tăng vị dẻo thấm vị khá ngon. Gừng thái lát. Nghệ tươi một nửa giã nhỏ để ướp cá, một nửa thái lát. Tương bần hợp với cá diếc, khi kho tăng thêm vị đặc trưng. Ướp cá diếc với hành, nghệ giã cùng tương bần, mắm, đường, nước hàng, hạt tiêu trong 1 giờ cho thấm vị.

Xếp phần gừng, nghệ thái lát cùng vỏ hành khô và một lớp khế chua dưới đáy nồi. Tiếp đến xếp cá diếc xen kẽ thịt ba chỉ, trên cùng phủ lớp khế, rưới phần nước sốt ướp vào. Thêm bát nhỏ nước sôi cho xâm xấp bề mặt. Kho cá từ 2 lần lửa trở lên là ngon, thấm vị nhất. Lửa 1: Ban đầu cho lửa to để nước kho bùng tầm 5 phút cho nước sốt phủ đều bề mặt, giúp cá đều màu. Sau đó, hạ lửa nhỏ, kho liu riu. Lúc này, nêm nếm lại gia vị cho phù hợp. Sau 40 – 45 phút thì tắt bếp, để nguội giúp thịt cá ”hồi lại” trở nên dẻo, săn thớ hơn. Kho cá lửa 2: Tiếp tục kho cá trên lửa liu riu, mở vung. Thỉnh thoảng nghiêng lắc hoặc dùng thìa múc nước kho rưới đều màu. Chú ý canh nước kho, nếu gần cạn thêm nước sôi để kho tiếp. Kho cá khoảng 3-4 tiếng là đậm vị. Nếu muốn mềm rục xương kho trên 6 tiếng và tùy thuộc cá diếc to hay nhỏ. Khi cá mềm, xương rục như ý muốn, nước sốt kho còn 1/3 thì rưới chút mỡ lợn cho bóng, lên màu đẹp. Rắc lá nghệ và bày ra đĩa thưởng thức.

6. Chạch đồng chiên lá nốt

Chạch đồng chiên lá lốt – Nhà hàng Phương Nam

Đĩa trạch đồng được chiên giòn khi ăn thì giòn tan trong miệng và rất thơm béo, chấm kèm với một bát nước mắm kèm với chanh, ớt và ăn ghém dưa chuột thì lại vừa ngon lại vừa lạ miệng.

7. Ếch đồng rang muối

Ếch rang muối - Lẩu Việt Chính Hiệu - Món nhậu

Ếch đồng được biết đến là một món ăn thôn quê, thường được bố và các bác đánh bắt vào mỗi mùa mưa nên thịt rất ngọt vào thơm.

Món ếch rang muối nóng hổi, thơm và thấm đẫm muối cùng với sả. Lớp muối rang bám rất đều lên từng miếng thịt ếch trông thật ngon mắt biết bao. Khi thưởng thức thì thấy lớp thịt bên trong mềm, ngọt và lớp vỏ bên ngoài quyện với muối rang thì thơm giòn đậm đà hương vị. Nếu rang kỹ thì có thể sẽ ăn được cả phần xương ếch bên trong cùng, nhâm nhi cùng với chén rượu ngày mưa sẽ vô cùng thú vị đó.

8. Cá rô phi nướng

3 cách làm cá rô phi nướng giấy bạc, riềng và muối ớt mềm ngon dễ làm

Cá rô phi nướng cũng là một món ăn dân dã không kém phần thú vị và quen thuộc đối với mỗi người con đất Việt. Cá phải được đánh bắt và chế biến khi còn tươi sống thì thịt mới ngọt, bùi, béo nhưng không hề ngấy chút nào.

9. Gà nướng đất sét

Món gà bọc đất sét thơm nức hương sen, bán vài tiếng hết trăm con ở Hà Nội

Đây là một trong những món ăn hết sức dân dã mà lại cực kỳ độc đáo. Gà nướng đất sét hay còn được gọi là gà ăn mày, đây là món ăn rất ngon mà cũng rất dễ làm. Hiện nay món ăn này cũng khá là phổ biến ở các vùng tuy nhiên thì mỗi vùng lại có cách nướng và tẩm ướp gà khác nhau. Tuy rằng có nhiều cách tẩm ướp nhưng gà nướng đất sét vẫn có cách nấu cơ bản là bọc gà vào lá, thường thì là lá sen hay lá chuối tùy theo từng vùng rồi đắp đất bùn vào và nướng thật lâu cho đến khi gà chín đều.

10. Canh cá rô đồng

3 cách nấu canh cá rô rau cải, rau ngót và bông súng đơn giản thanh mát

Canh cá rô đồng rất phổ biến ở các làng quê Việt xưa với nguyên liệu dễ kiếm và cách nấu đơn giản. Với cá rô được bắt ở các mương lạch ngoài đồng, rau hái từ ruộng thường sẽ là rau cải để ăn cùng. Cách chế biến món ăn cũng rất dễ dàng, cá rô đánh vảy sạch sẽ, làm sạch cá cho vào luộc đến khi cá vừa chín tới, vớt cá ra lọc riêng phần thịt và xương cá. Phần xương cá cho vào cối giã nhuyễn ra, sau đó cho vào nước lọc để chắt lất nước cốt đủ dùng để nấu nước dùng. Thịt cá lọc xong thì xào trên bếp rồi nêm gia vị mắm, muối, bột nêm vừa ăn. Nước luộc cá thì chắt lấy nước trong bỏ cặn rồi cho vào nồi cùng nước cốt từ xương rồi nêm nếm gia vị và đun sôi, thả rau cải đã rửa sạch và cá đã xào qua vào nếm xem vừa ăn chưa. Đợi rau chín thì cho thêm một ít lát gừng đập dập vào, tắt bếp cho canh ra bát là thưởng thức được rồi.

11. Lươn om chuối đậu

Lươn om chuối đậu nóng hổi ngày đông

Món ăn dân quê ngon được người dân ở cả ba miền Bắc, Trung Nam ưa thích có lẽ là lươn om chuối đậu. Với phần thịt lươn dai mềm thơm kết hợp với nghệ, sả, hành và các nguyên liệu khác dậy nên hương vị của món ăn, kết hợp với nước dùng chua nhẹ làm cho món ăn mang đậm bản sắc dân quê với vị bùi của chuối xanh khiến nó càng trở nên đậm đà và khó quên trong tâm trí mỗi người con Việt.

12. Lẩu riêu cua bắp bò

TOP 15 quán lẩu riêu cua bắp bò Hà Nội ngon trứ danh

Lẩu riêu cua bắp bò cũng là một món ăn khoái khẩu của nhiều người chính bởi vị ngọt thơm mềm mại và mùi hương béo ngậy không thể cưỡng nổi. Món lẩu riêu cua bắp bò với riêu cua béo ngậy được đặt trong nồi lẩu sôi, bắt bò được nhúng vào ngay sau đó cùng với rau ăn kèm.

13. Lẩu cá bớp

Không có mô tả ảnh.

Cá bớp là một trong những loại cá có chứa rất nhiều dưỡng chất. Không những thế, cá bớp còn có thể chế biến thành được nhiều món ăn lạ, độc đáo mà rất hấp dẫn. Đương nhiên là không thể không kể đến món lẩu cá bớp. Lẩu cá bớp được đánh giá là món ăn hội tụ đủ các loại hương vị mà ai cũng thèm mỗi khi đông sang. Vị ngọt tự nhiên của xương cá, vị chua chua của cà chua, vị cay cay của ớt hay tiêu xay. Không những vậy, thịt cá bớp còn rất mềm, ngọt, ăn một miếng là lại muốn ăn tiếp miếng hai.

14. Cháo cá lóc rau đắng

Nấu cháo cá lóc rau đắng đậm chất miền Tây - BepXua

Không những có hương vị thơm ngon và dễ tiêu hóa mà còn lại giàu dinh dưỡng, cháo cá rau đắng thực sự là món ngon, tuyệt vời mà lại rất độc đáo đến từ miền Tây sông nước. Trời nóng, ăn được nóng hổi, vừa húp vừa lau mồ hôi nhưng vào mùa lạnh thì tô cháo lại làm ấm lòng biết bao thực khách.

15. Cá lóc nướng trui

Phát thèm với cá lóc nướng trui kiểu Nam Bộ

Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã rất đỗi đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ tại Việt Nam, với hương vị độc lạ và cách chế biến cũng rất đơn giản. Cá lóc vừa được bắt tư dưới sông lên thì rửa sạch và được xiên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa nướng hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa nướng cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ phần lớp vảy đã cháy xém sẽ để lộ ra phần thịt cá trắng và thơm ngon.

16. Châu chấu rang

Châu chấu rang lá chanh | Thức ăn, Châu chấu, Hà nội

Châu chấu bắt được từ những lần ra đồng được đem về và cho vào chai nửa ca nước sôi, xóc mạnh để châu chấu chết. Trước khi chết, châu chấu giãy, đạp lên nhau làm cho cánh, càng của chúng rụng ra. Chừng 15 phút sau, đổ châu chấu đã chết ra chậu nước lã, loại bỏ sạch phần cánh, càng, bỏ phần đầu và ruột, để cho ráo nước, cho ra tô trộn với một ít muối hay bột nêm cho ngấm vị. Lá chanh thì rửa sạch thái thành sợi chỉ, hành khô băm. Cho châu chấu vào đảo đều đến lúc chín vàng sau khi nêm nếm vừa miệng và cho ít lá chanh vào là bạn đã có món châu chấu rang thơm bùi đậm đà.

17. Chuột hấp lá chanh

Sau khi được sơ chế sạch sẽ nhất có thể, chuột được luộc chung với nước mưa. Khi thịt chuột chín thì vớt ra, để ráo, rồi xếp lên thớt và cho lá chanh lên trên. Dùng một cái thớt khác, chèn chặt phần thịt cho thịt chuột chảy bớt nước mỡ. Để như thế khoảng vài giờ rồi tách thớt, lấy chuột chặt nhỏ, rắc lá chanh lên trên. Món này thường được ăn kèm muốn tiêu chanh, với phần thịt chuột thơm, ngọt, dai chắc như thịt gà.

Tập tin:Một đĩa thịt chuột luộc rắc lá chanh.jpg – Wikipedia tiếng Việt

18. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp đặc sản tỉnh nào?Hương vị có ngon như lời đồn không?

Thịt trâu gác bếp là món ăn rất đỗi dân dã và quen thuộc của người dân Việt Nam đặc biệt là người dân vùng núi Tây Bắc. Thịt trâu gác bếp thường rất dai và cứng, chấm với nước chẩm chéo thì ngon hết biết.

19. Lẩu mắm

Lẩu mắm lớn - Lẩu mắm miền Tây ở Hà Nội - Nhà hàng Phương Nam – Nhà hàng Phương Nam

Lẩu mắm có phần nước dùng được nấu từ hai loại mắm khác nhau chỉ có ở vùng đất này. Lẩu mắm khi ăn thường rất kích thích vị giác của người ăn bởi hương thơm rất đỗi đậm đà, thịt thà nhúng lẩu lại rất phong phú cùng nhiều loại rau đặc trưng vùng sông nước nơi đây như điên điển, cọng bông súng, rau đắng hay thèo nèo,…

Nhắc đến làng quê Việt Nam thanh bình rất đỗi thân thương, người ta không chỉ nghĩ đến hình ảnh của những lũy tre làng, ao cá xanh mát, mà còn lưu luyến hương vị những món ngon đồng quê dân dã nhưng hấp dẫn. Bạn đã được thưởng thức những món ăn dân dã nào rồi?

Sưu tầm từ nhiều nguồn

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.